Ai cũng biết giai đoạn ăn dặm là khoảng thời gian quan trọng nhất trong những năm tháng đầu đời của trẻ. Tuy nhiên cho dù trẻ đã bước qua giai đoạn này thì các bậc phụ huynh cũng không thể lơ là trong việc chăm sóc dinh dưỡng bữa ăn cho trẻ. Do hệ tiêu hóa của bé còn non nớt và chưa thể hoạt động một cách nhịp nhàng nhất. Nên trẻ rất dễ bị biếng ăn và gặp các vấn đề liên quan đến đường tiêu hóa khác. Để có thể khắc phục tốt nhất những vấn đề trên, thì việc lên thực đơn cho bé sao cho đầy đủ dưỡng chất nhất chính là yếu tố quan trọng hàng đầu.
Trong thực đơn hàng ngày của bé cần có những gì? Những loại thực phẩm nào tốt cho bé? Và những món ăn nào không nên sử dụng quá nhiều? Thật ra chẳng có món ăn nào ưu việt đến nỗi có thể mang lại đầy đủ tất cả các loại dưỡng chất cho trẻ cả. Quan trọng là sự cân đo đong đếm của chúng ta trong việc lên thực đơn hàng ngày. Tùy vào từng loại thực phẩm và nhu cầu dinh dưỡng của mỗi bé mà chúng ta sẽ có những thực đơn khác nhau. Tuy nhiên ta cần phải đảm bảo các yếu tố cơ bản của một bữa ăn hoàn chỉnh.
Thực phẩm giàu đạm, ít béo
Ngay từ giai đoạn ăn dặm, chất đạm đã đóng một vai trò vô cùng thiết yếu cho sự phát triển của trẻ. Trẻ em có thể trạng khác nhau sẽ có những nhu cầu về đạm khác nhau. Trung bình trẻ cần 2 gam chất đạm/kg cân nặng mỗi ngày. Ví dụ bé cân nặng 10kg sẽ cần khoảng 20 gam chất đạm/ngày.
Một điểm quan trọng khác mà phụ huynh cần lưu ý khi lên thực đơn cho bé chính là hàm lượng đạm không tương đương với lượng thịt đưa vào cơ thể. Trong 20 – 30 gam thịt (cá, heo bò,…) sẽ có khoảng 4 – 6 gam đạm. Nên cân bằng giữa đạm động vật và thực vật trong bữa ăn của trẻ. Đạm thực vật giúp bé hấp thu tốt hơn và góp phần ngăn ngừa các vấn đề liên quan đến gan, thận do hấp thu quá nhiều đạm động vật.
Việc kiểm soát chất béo trong bữa ăn của bé cũng vô cùng quan trọng. Hấp thụ quá chất béo sẽ dễ gây ra các bệnh về tim, béo phì và một số vấn đề khác. Nên cho bé ăn nhiều thịt nạc như: thịt gà bỏ da, thịt ở mông và lưng động vật. Chúng có hàm lượng đạm cao và ít béo. Để trẻ không bị ngán, bạn cũng có thể chế biến các món hải sản như: tôm, cá hồi, cá tuyết,… Tuy nhiên nên chọn những loại có nguồn gốc tự nhiên để tránh việc hấp thụ thủy ngân độc hại.
Lựa chọn tinh bột một cách thông minh trong thực đơn cho bé
Tinh bột là một trong những thành phần cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ thể. Loại dưỡng chất này đóng vai trò quan trọng đối với hầu hết tất cả các độ tuổi, không riêng gì trẻ em. Thực phẩm giàu tinh bột bổ sung cho trẻ rất nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể như : Vitamin B, sắt, canxi, folate… Bên cạnh đó, chúng còn cung cấp hàm lượng chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa, làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, kiểm soát bệnh tiểu đường, ngăn ngừa đột quỵ, ung thư ruột…
Tuy nhiên lựa cọn loại tinh bột như thế nào là an toàn và tốt cho sức khỏe nhất thì không phải bà mẹ nào cũng biết. Trong thực đơn cho bé cần có ít nhất một nửa lượng tinh bột trong khẩu phần ăn thường ngày thuộc loại chưa qua tinh chế như lúa mạnh hay lúa mì thô. Các loại bánh mì, nui, mì ống được chế biến bằng bột ngũ cốc cũng là một lựa chọn hợp lí. Các loại tinh bột lành mạnh này sẽ cung cấp nhiều vitamin E, magiê và chất xơ lành mạnh. Bên cạnh đó chúng cũng giúp trẻ hạn chế việc hấp thụ quá nhiều tinh bột dẫn đến béo phì.
Hai loại chất béo
Cơ thể chúng ta không tự sản sinh ra các loại axit béo thiết yếu. Nên việc hấp thu chất béo hoàn toàn phụ thuộc vào các loại thực phẩm bên ngòai. Tương tự như tinh bột, chất béo cũng đóng vai trò quan trọng không kém trong khẩu phần ăn của trẻ. Tuy nhiên chúng ta cần phân biệt hai loại chất béo sau đây để tránh những tác động có hại cho sức khỏe.
Chất béo bão hòa hay còn gọi là chất béo xấu: Chúng có nhiều trong các loại thịt mỡ, thức ăn nhanh (bánh ngọt, gà rán, khoai tây chiên, kem, bơ,…). Ăn nhiều thực phẩm chứa chất béo bão hòa sẽ làm tăng lượng Cholesterol xấu trong máu dẫn đến tắc nghẽn mạch máu và gây ra các bệnh về tim mạch. Vì vậy các bậc phụ huynh nên đặc biệt lưu ý để loại bỏ chất béo bão hòa trong thực đơn cho bé.
Chất béo không bão hòa hay còn gọi là chất béo tốt: Chúng tồn tại dưới hai dạng là bão hòa đơn và bão hòa đa. Chất béo tốt thường có trong các loại thực phẩm như: thịt cá ngừ, cá hồi, cá thu, quả óc chó, dầu oliu, các loại hạt, cây họ đậu,… Hấp thụ nhiều chất béo tốt sẽ làm giảm các nguy cơ gây bệnh xơ vữa động mạch. Cholesterol tốt đi khắp cơ thể còn giúp ngăn chặn các vấn đề về tim.
Đừng quên rau xanh và trái cây trong thực đơn cho bé
Tỉ lệ rau xanh và trái cây trong khẩu phần ăn của bé nên là 1:1. Đây là tỉ lệ hoàn hảo nhất cho một bữa ăn dinh dưỡng. Các loại rau củ có nhiều màu xanh và cam như: cải bó xôi, cà rốt, chà chua, xà lách,… là những loại chứa nhiều họat chất có lợi.
Nếu bé kén ăn hay không thích ăn rau củ. Bạn có thể chế biến chúng thành những món dễ ăn hơn thay vì ăn trực tiếp. Ví dụ như cắt thật nhỏ rau củ làm thành món salad. Cho nhiều sốt mayonaise để làm tăng cảm giác ngon miệng, giảm bớt mùi vị khó ăn của rau. Hoặc nấu cà ri cùng với rau củ và các loại thịt. Hương vị nồng nàn của cà ri sẽ làm kích thích vị giác và còn giúp bé ấm bụng khi ăn. Món cơm cà ri còn có nhiều tác dụng có lợi khác như: kháng viêm, hỗ trợ tiêu hóa, gia tăng lượng máu, thúc đẩy khả năng nhận thức của trẻ, …
Bên cạnh các loại thực phẩm trên, sữa cũng là công cụ hỗ trợ đắc lực trong thực đơn cho bé ăn ngon chóng lớn mỗi ngày. Sữa công thức giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất. Sữa chua lên men giúp trẻ tiêu hóa, hấp thụ dưỡng chất tốt hơn. Sữa tươi giúp bé nạp nhanh năng lượng cho các hoạt động thiết yếu hàng ngày.
Gợi ý một số món ăn dinh dưỡng hàng ngày cho bé
Dưới đây là một số món ăn dinh dưỡng, dễ ăn để các bậc phụ huynh có thể tham khảo và đưa vào thực đơn ăn uống hàng ngày cho bé. Cùng tham khảo ngay nhé!
Các món ăn cho bữa sáng
STT | MÓN ĂN/THỨC UỐNG | NGUYÊN LIỆU CHÍNH | CÔNG DỤNG |
---|---|---|---|
1 | Sữa công thức pha nóng Bánh mì quét bơ | Sữa bột, nước sôi Bánh mì cắt lát, bơ hoặc mứt | Nạp năng lượng cho bé sẵn sàng hoạt động cả ngày dài Các dưỡng chất thiết yếu trong sữa sẽ được hấp thu dễ dàng hơn vào buổi sáng sớm Lượng tinh bột vừa phải của một lát bánh mì sẽ cung cấp vừa đủ năng lượng cho buổi sáng của bé |
2 | Cháo thịt Chuối | Gạo, thịt băm nhỏ (thịt bò, heo, gà,...) 1 - 2 quả chuối | Cung cấp chất đạm, protein, và một số dưỡng chất khác Chuối có thể ăn trực tiếp hoặc chế biến thành sinh tố. Giúp ngăn ngừa táo bón, cung cấp chất béo không bão hòa,... |
3 | Phở bò Táo | Thịt bò, sợi phở 1 quả táo | Thịt bò cung cấp protein, kẽm và khoáng chất, tăng cường miễn dịch Táo chứa nhiều vitamin E, C, tiền vitamin A |
Các món ăn cho bữa trưa
STT | MÓN ĂN | NGUYÊN LIỆU CHÍNH | CÔNG DỤNG |
---|---|---|---|
1 | Cơm cà ri rau củ kèm thịt Salad trộn cá ngừ | Sốt cà ri, thịt, rau củ, cá ngừ băm | Cung cấp các dưỡng chất đa dạng, đầy đủ cho cơ thể trẻ Giúp trẻ chắc bụng, no lâu cho ngày dài hoạt động |
2 | Cơm thịt bò xào rau củ Canh cá + rau xanh | Thịt bò nạc, cá các loại, rau xanh | |
3 | Cơm thịt gà xé Canh chua cá hồi | Thịt gà nạc, cá hồi, rau củ | |
4 | Cơm đậu hủ dồn thịt Canh trứng cà chua | Đậu hủ, thịt nạc băm, trứng, cà chua |
Các món ăn cho bữa chiều – tối
STT | MÓN ĂN | NGUYÊN LIỆU CHÍNH | |
---|---|---|---|
1 | Cơm cá hồi phi lê nướng Canh rau củ hầm mềm | Cá hồi phi lê, rau củ thái nhỏ | Giúp bé hấp thu dưỡng chất vừa phải, không quá no Giúp bé dễ ngủ Cung cấp các dưỡng chất đa dạng, đầy đủ cho cơ thể trẻ |
2 | Miến gà Sữa tươi | Sợi miến, thịt gà xé, sữa tươi | |
3 | Mì sợi sốt thịt băm Chuối/dưa hấu | Mì sợi, thịt băm, trái cây | |
4 | Cơm thịt kho Súp bí đỏ | Các loại thịt theo sở thích của bé, bí đỏ |